Giảng viên - ThS Trần Ngọc Hà

Họ và tên: TRẦN NGỌC HÀ

 

Chức danh: Giảng viên

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ

Email: tnha@hcmulaw.edu.vn

Điện thoại: 08.39400989 - số máy nhánh 173

Lĩnh vực nghiên cứu: hợp đồng thương mại quốc tế, các hệ thống pháp luật chủ yếu trên thế giới, tư pháp quốc tế

Môn giảng dạy: Luật so sánh, tư pháp quốc tế

Giới thiệu bản thân: Thạc sỹ Trần Ngọc Hà là giảng viên của khoa luật quốc tế, Bộ môn Tư pháp quốc tế - Luật so sánh từ năm 2006 cho đến nay.

Quá trình đào tạo:

1. Đại học:

Ngành học: Luật Quốc tế Hệ đào tạo: Chính quy

Nơi đào tạo: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Năm tốt nghiệp: 2005

 

2. Sau đại học

Bằng thạc sĩ chuyên ngành: Luật so sánh Năm cấp bằng: 2010

Nơi đào tạo: Trường Đại học Luật TPHCM – Trường Đại học Lund (Thụy Điển)

Kỹ năng ngoại ngữ:

Xếp từ mức 1 (biết) tới mức 5 (thành thạo)

Ngôn ngữ

Nói

Đọc

Viết

Tiếng Anh

4

4

4

 

 

 

 

 

Vị trí công tác chuyên môn:

- Giảng viên Bộ môn Tư pháp quốc tế - Luật so sánh, Khoa Luật Quốc tế

 

Công trình khoa học:

v Sách

- Chương “Hợp đồng thương mại quốc tế” Giáo trình Luật Thương mại quốc tế phần II (đồng tác giả) (2016), NXB Hồng Đức

- Sách “Hướng dẫn học tập môn Luật so sánh” (đồng tác giả) (2017),NXB Hồng Đức

v Bài viết tạp chí

- Bài viết "Từ kinh nghiệm pháp luật một số nước, kiến nghị sửa đổi Điều 769 BLDS" (đồng tác giả với Tiến sỹ Lê Thị Nam Giang), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số tháng 1/2014

- Bài viết “ Nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong bảo hiểm hàng hải theo quy định của pháp luật Anh” (đồng tác giả với Tiến sỹ Nguyễn Thị Bích Ngọc), Tạp chí Khoa học pháp lý số 4 năm 2018

v Bài viết hội thảo

- Bài viết "Tìm hiểu về consideration trong luật hợp đồng Anh", Kỷ yếu hội thảo cấp khoa “Tìm hiểu pháp luật Hợp đồng trong hệ thống thông luật” tháng 5/2013.

- Bài viết "Khái quát pháp luật Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng tại nước ngoài", Kỷ yếu hội thảo cấp khoa "Bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam ở nước ngoài nhìn từ góc độ pháp luật quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam" -12/2013

- Bài viết "Kiến nghị sửa đổi Điều 769 BLDS từ kinh nghiệm pháp luật một số nước" (Đồng tác giả với Tiến sỹ Lê Thị Nam Giang), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế "Sửa đổi BLDS 2005 từ kinh nghiệm pháp luật một số nước" - 9/2013

- Bài viết "Quy định của pháp luật Liên minh châu Âu về luật áp dụng đối với nghĩa vụ cấp dưỡng", Kỷ yếu Hội thảo cấp khoa "Quyền công dân trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong pháp luật của Liên minh châu Âu", 2013

- Bài viết "Án lệ trong hệ thống pháp luật Đức-Kinh nghiệm cho Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo cấp trường "Án lệ trong hệ thống thông luật và châu Âu lục địa. Hiến kế cho việc xây dựng án lệ tại Việt Nam"- 4/2014

- Bài viết "Giải quyết xung đột thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong pháp luật các nước", Kỷ yếu Hội thảo cấp khoa 2015

- Bài viết " Những cam kết quốc tế trong Hiến pháp Việt Nam 2013 và khả năng thực thi", Kỷ yếu Hội thảo cấp khoa, 2015

- Bài viết "Quyền được xét xử công bằng theo quy định của pháp luật Anh", Kỷ yếu Hội thảo cấp khoa, 2015

- Bài viết "Hội đồng thư viện – Một nghiên cứu so sánh" - Kỷ yếu Hội thảo cấp trường "Hoàn thiện pháp luật trong hoạt động thư viện" - 6/2017

- Bài viết "Quy định của Liên minh Châu Âu về các hoạt độngkhai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và những vấn đề đặt ra cho ngành khai thác thủy sản ở Việt Nam tư góc độ quy định của pháp luật” – Kỷ yếu Hội thảo cấp khoa "Pháp luật quốc tế về đánh cá, an ninh, môi trường biển và thực trạng vấn đề ở biển Đông”- 6/2017

- Bài viết "Bình luận quy định liên quan đến thỏa thuận lựa chọn tòa án trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015”– Kỷ yếu Hội thảo cấp khoa “Góp ý hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự về tư pháp quốc tế.” - 7/2017

- Bài viết “Phòng ngừa tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài – Kinh nghiệm từ Peru” - Kỷ yếu Hội thảo cấp khoa - 5/2018