Giảng viên- TS. Nguyễn Thị Thu Thảo

Họ và tên: NGUYỄN THỊ THU THẢO

 

Chức danh: Giảng viên

Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ

Email: nttthao02@hcmulaw.edu.vn

Điện thoại: 08.39400989 - số máy nhánh 173

Lĩnh vực nghiên cứu:

  • Pháp luật WTO, 
  •  Pháp luật an toàn thực phẩm
  • Pháp luật về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế
  • Luật Hợp đồng thương mại quốc tế
  • Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
  • Luật trọng tài thương mại quốc tế

Môn giảng dạy: 

  • Luật Thương mại quốc tế
  •  Luật WTO
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
  • Luật trọng tài thương mại quốc tế
  • Pháp luật về phòng vệ thương mại
  • Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO
  • Luật WTO về hàng rào phi thuế quan

Giới thiệu bản thân

Bà Nguyễn Thị Thu Thảo là giảng viên của Khoa Luật quốc tế của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUL), nơi bà giảng dạy các môn Luật Thương mại Quốc tế, Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, Luật trọng tài thương mại quốc tế, Luật WTO…Bà đã nhận bằng Thạc sĩ luật học từ năm 2014 và hiện nay, Bà đang tham gia chương trình nghiên cứu sinh của trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (đã bảo vệ xong cấp cơ sở).  

Bà đã hoàn thành khoá học “Kỹ năng vận dụng các quy định của WTO vào Việt Nam” thuộc dự án MUTRAP III do Liên minh châu Âu tài trợ và Bộ Công thương Việt Nam phối hợp thực hiện, và khóa học về Luật nhân đạo quốc tế do hội chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) tổ chức tại phillippines. Bà có nhiều bài viết về về luật thương mại quốc tế, luật WTO, hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế, pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm,  Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG 1980) , pháp luật hợp đồng quốc tế,... Bà là đồng tác giả của một số chương trong giáo trình Luật Thương mại Quốc tế Phần I và Phần II (NXB Hồng Đức). Bà cũng là đồng tác giả cuốn sách “Tìm hiểu luật WTO qua một số vụ kiện về trợ cấp” (chủ biên PGS-TS Trần Thị Thuỳ Dương, NXB Hồng Đức (2014)… 

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

  1. Đại học: 

    Hệ đào tạo:  Chính quy 

    Nơi đào tạo: Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh

    Ngành học:           Luật Quốc tế

    Nước đào tạo:       Việt Nam                      Năm tốt nghiệp: 2009

  2. Sau đại học
  3. Thạc sĩ chuyên ngành:                  Luật Quốc tế                           Năm cấp bằng: 2014

    Nơi đào tạo:

  4. Tiến sĩ chuyên ngành:          Luật Kinh tế                           Năm cấp bằng: 2024

    Nơi đào tạo: Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh

  5. Tên luận án:Biện Pháp vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới Những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam

Công trình khoa học
Giáo trình

  • Luật Thương mại Quốc tế - Phần I (Chương VIII), Đồng tác giả, NXB Hồng Đức – Hội luật gia VN, 2012
  •  Luật Thương mại Quốc tế - Phần II (Chương VI), Đồng tác giả, NXB Hồng Đức – Hội luật gia VN, 2015

Sách

  • ThS.NCS Nguyễn Thị Thu Thảo & PGS.TS. Trần Thị Thùy Dương (2020), Tìm hiểu luật WTO qua một số vụ kiện về các biện pháp kiểm dịch động – thực vật, NXB. Hồng Đức.
  •  Tìm hiểu luật WTO qua một số vụ kiện về trợ cấp, Chủ biên: TS. Trần Thị Thùy Dương, NXB. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, 2014
  • Tuyển tập Văn bản Pháp luật trọng tài thương mại quốc tế, NXB Lao Động, 2017.
  • Tham gia Viết hồ sơ môn học Luật thương mại quốc tế (Phần có lồng ghép những nội dung liên quan đến quyền con người), 2013
Đề tài nghiên cứu khoa học các cấp
  • Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “Một số vụ kiện về các biện pháp kiểm dịch động – thực vật trong khuôn khổ WTO: tóm tắt, phân tích và bình luận” (2016-2017, đang thực hiện
  •  Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “Một số vụ kiện về các biện pháp tự vệ trong khuôn khổ WTO – tóm tắt, phân tích và bình luận”, PGS.TS Trần Thị Thuỳ Dương chủ nhiệm (2016).
  •  Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “Một số vụ kiện về các biện pháp trợ cấp trong khuôn khổ WTO”, PGS.TS Trần Thị Thuỳ Dương chủ nhiệm đề tài (2013).
  •  Thành viên đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980: Luật và án lệ”, TS. Lê Thị Ánh Nguyệt chủ nhiệm đề tài (2015).
  •  Thành viên Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Rà soát chính sách Thương mại và một số kiến nghị cho Việt Nam”, Th.S Vũ Duy Cương chủ nhiệm đề tài (2012).

Bài báo khoa học

  • Biểu hiện “WTO cộng” trong yêu cầu về bằng chứng khoa học và đánh giá rủi ro đối với quy định về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo CPTPP, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam số 07 (146), năm 2021.
  •  Áp dụng nguyên tắc phòng ngừa nhằm kiểm soát nhập khẩu sinh vật ngoại lai trong bối cảnh tự do hóa thương mại, Tạp chí Khoa học pháp lý số 05 (117) 2018.
  • Tác động của quy định về tính tương đương trong chương trình giám sát cá da trơn theo Luật Nông trại 2014 của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu cá da trơn Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý số 08 (111) 2017
  • Nghĩa vụ nhận hàng và quyền từ chối nhận hàng theo Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Khoa học pháp lý số 07 (110) 2017
  •  Tác động của các quy định WTO về các biện pháp kiểm dịch động – thực vật đối với các quốc gia đang phát triển, Tạp chí Khoa học pháp lý số 09 (103) 2016.
  •  Vai trò của các tiêu chuẩn quốc tế khi ban hành các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm nhập khẩu, Tạp chí Khoa học pháp lý số 05(84) 2014.
  •  Ưu tiên “giải pháp tích cực” trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1(68) 2012.
  •  Một số nội dung Việt Nam phải chuẩn bị cho đợt rà soát chính sách thương mại đầu tiên theo quy định của WTO, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6 (73) 2012.

Bài viết hội thảo

  • Bài viết “Relationship between digital transformation and e-commerce in Vietnam”, Hội thảo quốc tế do Học viện ngoại giao Liên Bang Nga tổ chức, ngày 08/04/2023.
  •  Bài viết “Sự chuyển đổi của giải quyết tranh chấp thay thế: Từ hình thức truyền thống sang giải quyết tranh chấp trực tuyến”, Hội thảo “các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế trong sự phát triển của công nghệ số”, ngày 22/03/2023.
  •  Tham luận “Biểu hiện “SPS cộng” thông qua quy định về bằng chứng khoa học và đánh giá rủi ro đối với quy định về an toàn thực phẩm nhập khẩu trong CPTPP, kỷ yếu hội thảo quốc tế “Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các vấn đề phi thương mại”, tháng 10/2020.
  •  Bình luận về một số tranh chấp điển hình về giao kết hợp đồng, kỷ yếu Hội thảo “Thực tiễn áp dụng Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” (1/2016).
  •  Đánh giá rủi ro đối với kiểm dịch động thực vật trong khuôn khổ WTO và bảo đảm an toàn thực phẩm tại Việt Nam, kỷ yếu hội thảo cấp trường “Khía cạnh pháp lý về an toàn thực phẩm và cơ chế đảm bảo thực hiện”, (06/2016).
  •  Thỏa thuận trọng tài theo quy định của Luật mẫu UNCITRAL và Công ước Newyork 1958, kỷ yếu Hội thảo Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh “Tố tụng trọng tài thương mại quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, 2015
  •  Mối quan hệ giữa Hiệp định TRIPS và quyền con người đối với sức khỏe thể hiện qua sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm, Hội thảo quốc “quyền đảm bảo sức hỏe và vấn đề thực thi Hiệp định TRIPS” (11/2013).
  •  Bảo vệ người Lao Động Việt Nam ở nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa, Kỷ yếu hội thảo “Bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam ở nước ngoài- Pháp luật quốc tế và thực tiễn Việt Nam” (01/2013).
  •  Việt Nam và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, Kỷ yếu Hội thảo “Chủ quyền quốc gia về vấn đề bảo đảm quyền đánh bắt cá trên biển theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển quốc tế 1982 và pháp luật Việt Nam”, (12/2011). 
  •  Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 và công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966, Kỷ yếu Hội thảo “Quyền dân sự và chính trị trong pháp luật quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam”, (12/2011). 
  •  Cách thức ra đề thi, Kỷ yếu hội nghị đào tạo cấp khoa năm 2010.
  •  Quyền của người nhiễm HIV (Đồng tác giả: Nguyễn Lê Hoài, Lê Thị Ngọc Hà), Kỷ yếu Hội thảo “Quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” (2010).