Giảng viên - ThS. Lê Trần Quốc Công

Họ và tên: Lê Trần Quốc Công

Chức danh: Giảng viên

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Luật kinh doanh quốc tế và so sánh (Université de Bordeaux)

Email: ltqcong@hcmulaw.edu.vn

Điện thoại: 08.39400989 - số máy nhánh 173

Lĩnh vực nghiên cứu: Pháp luật WTO,

Pháp luật Hợp đồng thương mại quốc tế

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Pháp luật về E-Commerce và bảo vệ dữ liệu

Pháp luật kinh doanh thương mại trong nền kinh tế số

Môn giảng dạy: Luật Thương mại quốc tế,

Pháp luật Trọng tài Thương mại quốc tế,

Pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế,

Pháp luật giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO,

Pháp luật Kinh doanh thương mại trong nền kinh tế số,

Coutumes du commerce international (bằng tiếng Pháp)

Giới thiệu bản thân: Thạc sĩ Lê Trần Quốc Công tốt nghiệp chuyên ngành Luật kinh doanh quốc tế và so sánh do trường Đại học Bordeaux, Cộng hòa Pháp cấp bằng. Hiện ông đang nghiên cứu và làm việc tại khoa Luật Quốc tế, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, ông đảm nhận giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành luật thương mại quốc tế như Luật thương mại quốc tế, pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, pháp luật trọng tài thương mại quốc tế… Từng là nghiên cứu viên tại Trung tâm luật so sánh, pháp luật châu Âu và quốc tế (Centre of Comparative, European and International Law) và khoa Luật, trường đại học Lausanne, Thụy Sĩ vào năm 2019, Ông tiếp tục định hướng các nghiên cứu của mình về pháp luật kinh doanh trong nền kinh tế số và quyền riêng tư đối với chính sách thương mại quốc tế.

Quá trình đào tạo:

1. Đại học:

Ngành học: Cử nhân Luật học, chương trình đào tạo đặc biệt (AUF) Hệ đào tạo: Chính quy

Nơi đào tạo: Trường Đại học Luật Tp.HCM Năm tốt nghiệp: 2014

2. Sau đại học:

- Bằng Thạc sĩ chuyên ngành: Luật Kinh doanh quốc tế và so sánh Năm cấp bằng: 2015

Nơi đào tạo: Đại học Bodeaux, Cộng hòa Pháp.

 

Vị trí công tác chuyên môn:

  • Giảng viên Khoa Luật Quốc tế
  • Cố vấn pháp lý tại một số doanh nghiệp

Công trình khoa học:

  • Sách
  • Trần Việt Dũng, Nguyễn Thị Lan Hương, Các cơ chế trọng tài đầu tư - Quy tắc, thủ tục và thực tiễn, sách chuyên khảo, thành viên nhóm tác giả, NXB. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
  • Sách hướng dẫn học tập môn Luật Thương mại quốc tế, NXB. Lao động.
  • Bài viết tạp chí
  • “Trách nhiệm pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nhận hàng theo Công ước Viên 1980”, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam.
  • “Tính phù hợp của hàng hóa theo điều 35 Công ước Vienna 1980 (CISG)”, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam.
  • “Quy định của CPTPP về E-Commerce và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện tại”, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam.
  • "Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong khuôn khổ hiệp định tự do thương mại - đầu tư Việt Nam - EU - Một số vấn đề cần lưu ý", Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 08(129)/2019.
  • Bài viết hội thảo
  • "Thỏa thuận mức dịch vụ (SLA - Service Level Agreement) trong quan hệ cung ứng dịch vụ điện toán đám mây)" - Hội thảo cấp khoa "Một số vấn đề pháp lý trong hợp đồng thương mại dịch vụ quốc tế"
  • “Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong không gian mạng - kinh nghiệm từ một số quốc gia châu Âu” tham luận Hội thảo "Luật An ninh mạng và vấn đề bảo vệ quyền con người" (tháng 4/2019)
  • “Quy định của CPTPP về E-Commerce và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện tại” Bài tham luận hội thảo cấp trường: “Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam: từ chiến lược tham gia đến thách thức khi thực thi”.
  • “Trách nhiệm pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nhận hàng và quyền từ chối nhận hàng của người mua theo CISG 1980” hội thảo cấp Khoa: “Tố tụng trọng tài thương mại quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”
  • “Xác định hàng hóa không phù hợp theo điều 35 CISG” bài tham luận hội thảo quốc tế - Đại học Belarus.
  • “Tài trợ của bên thứ ba (third-party funding) về chi phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế” bài tham luận hội thảo "Kinh nghiệm nước ngoài, quốc tế trong việc phát triển trọng tài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", Khoa luật Quốc tế - VIAC.
  • “Quy định về tự do dữ liệu trong các hiệp định thương mại thế hệ mới – tác động đối với pháp luật Việt Nam” hội thảo quốc tế ROSA Luxemburg.
  • “Quyền riêng tư và vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trong mô hình kinh tế chia sẻ theo pháp luật Liên Minh Châu Âu - kinh nghiệm cho Việt Nam”

 

 

 

--%>
Top