KHOA LUẬT QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC LUẬT QUỐC TẾ
DANH MỤC CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC LUẬT QUỐC TẾ năm 2013*
(*Lưu ý: Các đề tài trong Danh mục này chỉ mang tính định hướng, tham khảo không mang tính bắt buộc đối với học viên cao học luật quốc tế. Học viên sẽ phải tự nghiên cứu và đề xuất tên đề tài hoàn chỉnh cho luận văn của mình.)
1. Quy định về ngoại lệ đối với sáng chế theo Hiệp định TRIPS – So sánh với pháp luật sáng chế của Việt Nam
2. Đối tượng không được bảo hộ sáng chế theo Hiệp định TRIPS - So sánh với pháp luận Việt Nam liên quan
3. Hết quyền đối với sáng chế theo pháp luật quốc tế - Kinh nghiệm cho Việt Nam
4. Cơ chế trọng tài trong giải quyết tranh chấp của WTO – Kinh nghiệm cho Việt Nam
5. Khiếu nại không vi phạm trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO – Kinh nghiệm cho Việt Nam
6. Tính hợp pháp của hàng rào kỹ thuật qua các cụ việc giải quyết tranh chấp của WTO
7. Tính hợp pháp của các biện pháp kiểm dịch động thực vật qua các cụ việc giải quyết tranh chấp của WTO
8. Nguyên tắc cân bằng-hợp lý (proportionality) qua các vụ việc giải quyết tranh chấp của WTO
9. Áp dụng các ngoại lệ quy định trong Hiệp định GATS qua các vụ việc giải quyết tranh chấp của WTO – Kinh nghiệm cho Việt Nam
10. Hiệp định GATS và vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ viện thông quốc tế - tìm hiểu khung pháp lý và thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO trong vấn đề liên quan.
11. Những vấn đề pháp lý quan trọng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – Một số kiến nghị cho Việt Nam và các nước đang phát triển trong quá trình đàm phán TPP.
12. Pháp luật cạnh tranh của WTO – kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật thương mại cho Việt Nam
13. Những vấn đề pháp lý về mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia trong các ngành dịch vụ – nhìn nhận từ góc độ luật thương mại quốc tế và các cam kết WTO của Việt Nam
14. Các vấn đề pháp lý về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh xuyên quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam
15. Quyền tự do di chuyển của Liên Minh Châu Âu – Kinh nghiệm cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN
16. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chống bán phá giá cho các nước đang trong quá trình tự do hoá thương mại: những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
17. Những vấn đề lý luận về mối liên hệ và sự khác biệt giữa pháp luật cạnh tranh và chống bán phá giá.
18. Các vấn đề lý luận và thực tiễn của rà soát hành chính trong cơ chế chống bán phá giá của Hoa Kỳ: tìm hiểu từ các vụ kiện chống bán phá giá hàng xuất khẩu Việt Nam
19. Chính sách chống bán phá giá Hoa Kỳ đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường: phân tích từ góc độc các vụ kiện đối với hàng xuất khẩu Việt Nam.
20. Cơ chế tự vệ thương mại của Việt Nam: những hạn chế trong thực tiễn từ vụ kiện kính nổi. Một số giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của cơ chế tự vệ thương mại.
21. Hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam
22. Chính sách cạnh tranh và WTO: Sự cần thiết của một hiệp định đa phương trong thương mại thế giới hiện nay.
23. Khả năng áp dụng hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO đối với các vấn đề cạnh tranh quốc tế: những vấn đề lý luận và thực tiễn.
24. Nghiên cứu về khả năng tiếp cận và tính hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với những tranh chấp về đầu tư trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
25. Vấn đề pháp lý của dịch chuyển thể nhân theo quy định của GATS đối với một số lĩnh vực dịch vụ đặc thù.
26. Xây dựng khung pháp lý cho ngành dịch vụ ngân hàng Việt Nam: Phân tích từ góc độ chính sách hội nhập và cải cách kinh tế.
27. Cam kết WTO của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối bán lẻ: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
28. Vấn đề chuyển giá (transfer pricing) trong thương mại quốc tế: tìm hiểu về pháp luật thuế và thực tiễn của Châu Âu và các nước trên thế giới.
29. Điều khoản trọng tài trong hợp đồng thương mại quốc tế: Những vấn đề pháp lý và thực tiễn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
30. Quy chế Bảo vệ nhà đầu tư trong các Hiệp định tư do thương mại với Hoa Kỳ: Những bài học thực tiễn cho Việt Nam từ Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ.
31. Vấn đề truất hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài và trách nhiệm bồi thường của quốc gia trong pháp luật đầu tư quốc tế: những định hướng cho chính sách đầu tư của Việt Nam.
32. Những vấn đề pháp lý đối với chính sách và biện pháp quản lý việc cung cấp dịch vụ đánh bạc xuyên biên giới: Phân tích từ vụ kiện của Antigua-Barbuda về các biên pháp của Mỹ đối với việc cung cấp dịch vụ đánh bạc và cá cược xuyên biên giới tại WTO.
33. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của ASEAN và những bài học cho Việt Nam
34. Việc áp dụng các quy tắc giải thích điều ước quốc tế trong các tranh chấp thương mại quốc tế và thực tiễn của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO;
35. Tác động của các quy định về cạnh tranh trong khuôn khổ WTO đến pháp luật cạnh tranh và vấn đề hoàn thiện luật cạnh tranh Việt Nam 2004;
36. Điều chỉnh pháp lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh xuyên quốc gia và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
37. Điều chỉnh pháp lý các hành vi mua bán sáp nhập doanh nghiệp xuyên quốc gia và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
38. Mở cửa thị trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm – nhìn từ góc độ luật và các cam kết trong khuôn khổ WTO;
39. Phân tích và rút kinh nghiệm từ kết quả rà soát chính sách thương mại lần I của Việt Nam trong khuôn khổ WTO;
40. Các cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO và các hiệp định thương mại khu vực mà Việt Nam tham gia – nhìn từ góc độ so sánh
41. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tác giả theo hướng khai thác hiệu quả các quy định linh hoạt của các Điều ước quốc tế về quyền tác giả
42. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền SHCN giả theo hướng khai thác hiệu quả các quy định linh hoạt của các Điều ước quốc tế về quyền SHCN.
43. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Hợp đồng License có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan.
44. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Hợp đồng License có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực quyền SHCN.
45. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng chuyển giao công nghệ quốc tế.
46. Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
47. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại quốc tế.
48. Giải quyết xung đột pháp luật theo pháp luật EU và bài học kinh nghiệm cho VN
49. Giải quyết xung đột pháp luật theo pháp luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho VN
50. Công nhận và cho thi hành bản án của Tòa án nước ngoài theo pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật Việt Nam- so sánh.
51. Tìm hiểu pháp luật EU về xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
52. Cộng đồng kinh tế và cộng đồng kinh tế ASEAN – những vấn đề pháp lý và thực tiễn;
53. Thương mại hàng không quốc tế và thương mại hàng không ASEAN – những vấn đề pháp lý và thực tiễn;
54. An ninh lương thực toàn cầu và an ninh lương thực của Việt Nam – những vấn đề pháp lý và thực tiễn
55. Những vấn đề pháp lý trong việc thực thi hợp đồng vận tải đa phương thức trong thương mại quốc tế
56. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
57. Giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế - những vấn đề pháp lý và thực tiễn