ThS. Lê Minh Nhựt

Họ và tên:LÊ MINH NHỰT

 

Đơn vị công tác: Giảngviên Trường Đại học Luật TP.HCM

Email:lmnhut@hcmulaw.edu.vn

Ngôn ngữ:Tiếng Việt, tiếng Anh

Lĩnh vực nghiên cứu: luật quốc tế, luật thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, luật môi trường (môi trường quốc tế)

Thông tin chung: Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, tư vấn và hành nghề luật trong lĩnh vực luật quốc tế tại Việt Nam, ông Nhựt hiện đang là giảng viên Trường Đại học Luật TP.HCM. Lĩnh vực thực hành đa dạng trong lĩnh vực luật quốc tế: luật quốc tế, đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, hàng hải, môi trường…

Ông Nhựt tham gia giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi học thuật tại nhiều đơn vị, đại học như: Bộ Tư pháp, Trường Đại học Luật TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường Đại học Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Ngoại thương và nhiều trường đại học tại nhiều quốc gia đến từ Pháp, Bỉ, Hungari, Canada, Thái Lan, Malaysia, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Cambodia, Lào… đặc biệt, ông tham gia đóng góp ý kiến tư vấn cho Đoàn Đại biểu quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh trong 3 nhiệm kỳ.

Ngoài ra, ông Nhựt là tham gia hoạt động hành nghề luật, tư vấn nhiều năm tại Việt Nam, hiện là trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp tại nhiều vụ việc khác nhau, tham gia nghiên cứu, tư vấn và đào tạo về lĩnh vực trọng tài, là giám khảo cho cuộc thi phiên tòa giả định (VMOOT) về trọng tài.

Quá trình đào tạo:

2010 – 2014: Cử nhân, Trường Đại học Luật TP.HCM;

2016 – 2018: Thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP.HCM.

Quá trình công tác:

- 2015 - nay: Giảng viên Đại học Luật TP.HCM;

- 2015 - 2019: Cố vấn pháp lý Công ty Luật TNHH MTV Tín và Tâm;

- 2019 - 2021: Cố vấn pháp lý Công ty Luật Hãng luật Casee;

- 2022 – nay: Cố vấn pháp lý Công ty Luật TNHH Lawrel;

- 2016 - nay: Chuyên gia tham vấn cho Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh;

- 2022 - nay: Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam (STAC)

Ấn phẩm

* Sách

- Sáchchuyên khảo “Cẩm nang về giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982”

- Sáchchuyên khảo “Quy định về môi trường trong EVFTA và CPTPP - kiến nghị cho pháp luật môi trường Việt Nam”

- Sách chuyên khảo “Đánh giá những tác động của Bộ luật Lao động năm 2019 đối với doanh nghiệp”

-Sách “Luật quốc tế - Hệ thống kiến thức cơ bản, nhận định, bài tập và hệ thống văn bản pháp luật”

- Sách chuyên khảo “Quy chế pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong luật đầu tư quốc tế và pháp luật việt nam”

- Sách chuyên khảo “Các thuật ngữ Latin trong luật quốc tế: luận giải và việc áp dụng trong thực tiễn pháp luật quốc tế”

- Sách chuyên khảo “Luật áp dụng đối với một số nghĩa vụ ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài”

- Sách chuyên khảo “Học thuyết mối quan hệ gắn bó nhất và vấn đề xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật EU, Hoa Kỳ và Việt Nam”

- Sách chuyên khảo “Trade and marine environmental protection - Status and Perspective of International, Regional, and National Laws”

- Sách chuyên khảo “Rights of Nature and Global Legal Pluralism”

- Sách chuyên khảo “Challenges of Law and Governance in Indonesia in the Disruptive Era lI”

*Bài viết tạp chí

- Khái niệm công bằng trong nguyên tắc công bằng, hợp lý khi sử dụng tài nguyên xuyên quốc gia, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, 2018, Số 05 (117).

- Trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia gây thiệt hại khi khai thác tài nguyên xuyên quốc gia, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Viện nghiên cứu Lập pháp, 2019, Số 19 (395).

- Trách nhiệm không gây thiệt hại khi khai thác nguồn tài nguyên xuyên biên giới, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2019, Số 01 (122).

- Xác định quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài là thể nhân, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

- Vấn đề xác định quốc tịch của nhà đầu tư là pháp nhân trong pháp luật đầu tư quốc tế - kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 24/2018.

- Hoàn thiện chế định đình chỉ thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam, Tạp chí Nghề luật, Số 10/2020.

- Hướng tiếp cận mới của hiệp định CHAFTA đối với cơ chế ISDS - đề xuất cho Việt Nam, Tạp chí nhà nước và pháp luật.

- Pháp luật áp dụng cho hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật.

- Quyền tự vệ hợp pháp theo luật quốc tế hiện đại, Tạp chí Khoa học pháp lý Số 03/2021, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, năm 2021.

- Áp dụng các tiêu chuẩn kiểm dịch động – thực vật theo WTO và kiến nghị cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 06/2021, năm 2021.

- Pháp luật áp dụng cho hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Số 5/2021, năm 2021.

- Bài tạp chí trong nước: Phạm vi áp dụng của Công ước Singapore về Hòa giải và khả năng gia nhập của Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 8/2022.

- Bài tạp chí trong nước: Từ chối công nhận và cho thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải theo Công ước Singapore và sự tương thích của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 7/2023.

*Bài viết hội thảo

- Quy trình phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế trong Luật Điều ước quốc tế năm 2016 so sánh với Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, năm 2016, Hội thảo cấp trường “Những điểm mới của Luật Điều ước quốc tế năm 2016”.

- Hội nhập kinh tế ASEAN và sự phát triển bền vững – phân tích từ góc độ mối quan hệ tương tác giữa các quy định về bảo vệ môi trường của AEC và ASCC, năm 2017, Hội thảo quốc tế “Các thể chế pháp lý của Cộng đồng kinh tế ASEAN: Tác động đối với pháp luật đầu tư, thương mại Việt Nam”.

- Vùng đánh cá chung Việt Nam – Trung Quốc qua “Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ” và “Hiệp định hợp tác nghề cá”, năm 2017, Hội thảo cấp trường “Pháp luật quốc tế về đánh cá, an ninh, môi trường biển và thực trạng vấn đề ở biển Đông”.

- Quy định UNCLOS 1982 về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền, năm 2017, Hội thảo cấp trường “Pháp luật quốc tế về đánh cá, an ninh, môi trường biển và thực trạng vấn đề ở biển Đông”.

- Quyền khai thác hải sản theo UNCLOS 1982 và vấn đề khai thác chung Việt Nam – Philipin, năm 2017, Hội thảo cấp trường “Pháp luật quốc tế về đánh cá, an ninh, môi trường biển và thực trạng vấn đề ở biển Đông”.

- Một số nguyên tắc cơ bản trong việc khai thác, sử dụng, bảo tồn, quản lý đối với sông quốc tế - giải pháp cho việc bảo vệ quyền lợi của các nước hạ nguồn sông MeKong, năm 2017, Hội thảo quốc tế “Bảo vệ môi trường với ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế - Những vấn đề pháp lý đặt ra”.

- Tổng quan về lịch sử hình thành, tình hình di cư quốc tế và thực trạng tại việt nam, năm 2018, Hội thảo khoa học “di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài – những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

- Vấn đề pháp lý về nhận trở lại công dân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, năm 2018, Hội thảo khoa học “di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài – những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

- Laws and experiences on environmental impact assessment of countries and Vietnam - a study and proposed ideas (Pháp luật về đánh giá tác động môi trường của một số nước và kinh nghiệm của Việt Nam), năm 2018, The 2nd International Conference on Law and Governance in a Global Context (iClave), Faculty of Law Universitas Indonesia, Bali, Oct 7-8, 2018.

- Quyền của trẻ em trên không gian mạng – góc nhìn từ luật an ninh mạng, Hội thảo: Luật An ninh mạng và vấn đề bảo vệ quyền con người, năm 2019.

- Quy định của EVFTA và CPTPP về đa dạng sinh học – kinh nghiệm cho pháp luật môi trường Việt Nam, năm 2020, Hội thảo quốc tế: Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các vấn đề phi thương mại.

- Quy định của EVFTA và CPTPP về biến đổi khí hậu – kinh nghiệm cho pháp luật môi trường Việt Nam, năm 2020, Hội thảo quốc tế: Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các vấn đề phi thương mại.

- Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật Singapore và kinh nghiệm cho Việt Nam, Hội thảo Đánh giá những tác động của Bộ luật Lao động năm 2019 đối với doanh nghiệp, Đại học Bình Dương, năm 2020.

- Xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng kinh doanh quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ theo pháp luật Việt Nam, Hội thảo: “Một số vấn đề pháp lý trong hợp đồng thương mại dịch vụ quốc tế”, năm 2020.

- Bài tham luận “Triển vọng phát triển thị trường carbon chung tại tiểu vùng sông Mekong” tại Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong”.

- Bài tham luận “Crucial regulations promoting the development of green hydrogen – experience from the Netherlands, The United Kingdom and lessons for Vietnam” tại ICYREB 2023

- Hội thảo quốc tế tại Việt Nam có xuất bản kỷ yếu tại NXB quốc tế Springer: “An Investment in Oversea Wind Power Project—NSEC’S Experiences for Vietnam”, CEIAC 2022: Contemporary Economic Issues in Asian Countries: Proceeding of CEIAC 2022, Volume 2 pp 527–543, ISBN 978-981-99-0489-1

- Bài tham luận Hội thảo quốc tế tại Việt Nam có xuất bản kỷ yếu tại NXB quốc tế Presses de l'Université Laval (PUL): Supporting schemes for developing offshore wind energy in NSEC and

experience for Vietnam, the International Workshop: “Trade and Marine Environment Protection: Status and Perspectives of International, Regional and National Laws”.

- Bài tham luận Hội thảo quốc tế tổ chức ở nước ngoài: Regulations on offshore wind energy investing in Viet Nam – Opportunities for oversea investors, the Russian Foreign Trade Academy’sconference “Global Business, Economics &Law: Markets and Trends”.

- Bài tham luận “Environmentally Responsible Business Practices: Concept and how to enact them in Vietnam” tại BusinessCompliance in International Commercial Transactions across Asia Pacific Conference, Sydney Law School

- Bài tham luận “Some primary legal issues when establishing a carbon market for environmental protection and sustainable development” tại Hội thảo "The effects of agreements between ASEAN countries and the European Union, Đại học Chaingmai Thái Lan

- Bài tham luận “Legal Framework for Forest Carbon Credits – Protecting Forests through Economic Solutions” tại Hội thảo “Reconciliation of trade and sustainable forest management: Innovative initiatives and transdisciplinary approaches”, Trường Đại học Ngoại thương - Viện Nghiên cứu sáng tạo, phối hợp với Trường Đại học Laval - Chương trình nghiên cứu về những thách thức mới của toàn cầu hóa kinh tế, Hội các Thành viên độc lập Hội đồng quản trị doanh nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Rennes II, Trường Đại học Rennes và các trường đại học trong mạng lưới nghiên cứu NODYPEX.

*Đề tài nghiên cứu khoa học

- Đề tài NCKH cấp Trường: Công ước Hague 2005 về thoả thuận lựa chọn toà án và khả năng gia nhập của việt nam, năm 2018.

- Đề tài NCKH cấp Trường: Quyền tài phán trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển theo UNCLOS 1982 và thực tiễn áp dụng ở một số quốc gia, năm 2018.

- Đề tài NCKH cấp Trường: Xác định quốc tịch của nhà đầu tư nước ngoài – Thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam, năm 2019.

- Đề tài NCKH cấp Trường: Các thuật ngữ, cụm từ Latin trong luật quốc tế: Luận giải và việc áp dụng trong thực tiễn pháp luật quốc tế, năm 2020.

- Đề tài NCKH cấp Trường: vấn đề xác định pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và một số quốc gia, năm 2020.

- Đề tài NCKH của Quỹ Rosa Luxemburg: Quy định về môi trường trong EVFTA và CPTPP - kiến nghị cho pháp luật môi trường Việt Nam, năm 2020.

- Đề tài NCKH cấp Thành phố: Pháp luật về thị trường carbon: kinh nghiệm của EU, Trung Quốc khi xây dựng mô hình thị trường carbon cho Việt Nam

- Đề tài NCKH cấp Bộ: Hoàn thiện pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam

- Đề tài NCKH cấp Bộ:Các giải pháp thu hút chuyên gia pháp luật là người gốc Việt Nam ở nước ngoài tham gia nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ giải quyết một số vấn đề pháp luật và tư pháp phù hợp với Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW