ThS. Chung Lê Hồng Ân

Họ và tên: CHUNG LÊ HỒNG ÂN

 

Chức danh: giảng viên

Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ

Email: clhan@hcmulaw.edu.vn

Điện thoại: 08.39400989 - số máy nhánh 173

Lĩnh vực nghiên cứu: Luật quốc tế, Luật biển quốc tế, Luật môi trường quốc tế, Luật đầu tư quốc tế

Môn giảng dạy: Luật quốc tế, Luật biển quốc tế, Luật đầu tư quốc tế

Giới thiệu bản thân: Bà Chung Lê Hồng Ân là giảng viên của Khoa Luật quốc tế - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUL). Bà đã có gần 10 năm kinh nghiệm giảng dạy các môn học liên quan đến Luật quốc tế. Bà tham gia giảng dạy cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Bà đặc biệt yêu thích nghiên cứu lĩnh vực Luật môi trường quốc tế và đã có nhiều bài báo, bài viết có liên quan đế lĩnh vực này. Bà thường xuyên trau dồi kỹ năng giảng dạy, các phương pháp giảng dạy tiến bộ giúp người học phát huy tốt năng lực nội taị của mình.

Quá trình đào tạo:

1. Đại học:

Hệ đào tạo: Chính quy

Nơi đào tạo: Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM

Ngành học: Luật học

Nước đào tạo: Việt Nam Năm tốt nghiệp: 2011

2. Sau đại học:

Thạc sĩ chuyên ngành: Luật Quốc tế Năm cấp bằng: 2019

Nơi đào tạo: Đại học Luật TP.HCM

Kỹ năng ngoại ngữ:

Xếp từ mức 1 (biết) tới mức 5 (thành thạo)

Ngôn ngữ

Nói

Đọc

Viết

Tiếng Anh

4

4

4

 
 Vị trí công tác chuyên môn: Giảng viên Khoa Luật Quốc tế

Công trình khoa học:

Bài tham luận trong Hội thảo cấp Khoa “Những điểm mới của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và việc triển khai thực hiện.”

Bài tham luận Hội thảo cấp khoa “Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về vấn đề phòng chống và xử lý ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu thuyền.”

Thành viên Nghiên cứu khoa học cấp trường “Thực hiện hợp tác đánh bắt cá trên các vùng biển có tranh chấp và khả năng áp dụng tại Biển Đông.”

Bài tham luận trong Hội thảo cấp Khoa “Những vấn đề lý luận về thảm hoạ môi trường và quản lý thảm hoạ.”

Bài tham luận trong Hội thảo cấp Khoa “Chính sách quản lý nhà nước về lao động nước ngoài của Singapore – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.”

Đồng tác giả bài viết quốc tế trên Tạp chí Kutafin University Law review“Promoting public participation in the environmental impact assessment process in Việt Nam: foundations for effective management of foreign investment environmental disputes.”

Thành viên Nghiên cứu khoa học cấp trường“Quyền tài phán trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển theo UNCLOS 1982 và thực tiễn áp dụng ở một số quốc gia.

Bài viết trên Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam“Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm trong quá trình vận hành tàu thuyền – Pháp luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.”

Bài viết tạp chí:

Promoting public participation in the environmental impact assessment process in Vietnam: foundations for effective management of foreign investment environmental disputes, Kutafin University Law Review, 2018.

Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm trong quá trình vận hành tàu thuyền – Pháp luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 07(128)/2019.

Quy định về trách nhiệm hình sự của cá nhân và pháp nhân khi có tai nạn hàng hải gây ô nhiễm môi trường biển – Pháp luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Nghề luật, số 07/2021.

Bài viết hội thảo

Prevention of Vessel-Based Marine Pollution and the Roles of Regional Cooperation: The Study of REMPEC and EMSA Model and Experience for ASEAN Countries, e-proceeding Tuanku Ja’afar conference and workshop, 2021.

Tackling marine litter: Mediterranean regional cooperation platform and experience for ASEAN countries, Law, Policy and Social Science, 2022.

Đóng góp của UNCLOS vào việc xây dựng khung pháp lý quốc tế về bảo vệ môi trường biển, Hội thảo 40 năm Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 và 10 năm Luật biển Việt Nam 2012 – Vai trò, thách thức và hoàn thiện.