Giới thiệu bản thân: Ông Phan Hoài Nam là giảng viên của Khoa Luật quốc tế - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (HCMULAW), nơi ông giảng dạy các môn Luật So sánh và Tư pháp quốc tế. Ông đã nhận bằng Thạc sĩ luật học từ chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết khoá 2, giữa Trường Đại học Luật Tp.HCM và Khoa Luật, Đại học Lund (Thuỵ Điển). Ông hoàn thàn chương trình nghiên cứu sinh theo Đề án 911 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã tham gia khoá nghiên cứu ngắn hạn về pháp luật Châu Âu tại Bỉ, Estonia. Ông có nhiều bài viết về lĩnh vực Tư pháp quốc tế và Luật So sánh.
|
Quá trình đào tạo:
1. Đại học:
Ngành học: Cử nhân Luật học, chuyên ngành Luật Quốc tế Hệ đào tạo: Chính quy
Nơi đào tạo: Trường Đại học Luật Tp.HCM Năm tốt nghiệp: 2005
2. Sau đại học:
- Bằng Thạc sĩ chuyên ngành: Luật Quốc tế - So sánh Năm cấp bằng: 2009
Nơi đào tạo: Khoa Luật Trường Đại học Lund, Thuỵ Điển - Trường Đại học Luật Tp.HCM
- Bằng Tiến sĩ chuyên ngành: Luật Kinh tế Năm cấp: 2019
Nơi đào tạo: Trường Đại học Luật Tp.HCM
|
Công trình khoa học:
- Phan Hoài Nam, Trần Ngọc Hà…(2017), Tài liệu Hướng dẫn học tập Luật so sánh/sách chuyên khảo, NXB. Lao động.
- Phan Hoài Nam (2019), Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án – Thẩm quyền và pháp luật áp dụng, NXB. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
- Chức năng đặc thù của Toà Phá án Pháp/Phan Hoài Nam – Nguyễn Thị Bích Ngọc , năm 2011, Tạp chí Khoa học Pháp lý
- Thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài /Phan Hoài Nam, năm 2012, Tạp chí Khoa học pháp lý
- Mô hình Toà án Thương mại quốc tế của Singapore, kinh nghiệm tham khảo cho hệ thống toà án Việt Nam/Phan Hoài Nam, năm 2016 , Tạp chí Khoa học pháp lý
- Công ước Hague 2005 về thoả thuận lựa chọn toà án và khả năng gia nhập của Việt Nam/Phan Hoài Nam, năm 2016, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
- Thẩm quyền của Toà án Trung Quốc đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài – Một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam/Phan Hoài Nam, năm 2016, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 07
- Thẩm quyền của Toà án Đức trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài và những nội dung có thể tham khảo/Phan Hoài Nam – Nguyễn Lê Hoài2017 Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
- Học thuyết Forum non Conveniens trong Tư pháp quốc tế Hoa Kỳ - một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam/Phan Hoài Nam, năm 2017, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 06
- Yêu cầu về “mối liên hệ gắn bó” trong thoả thuận chọn luật theo pháp luật một số nước và những nội dung có thể tham khảo/Phan Hoài Nam, năm 2017, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
- Thoả thuận lựa chọn toà án theo Nghị định Brussels I Recast – Một số kinh nghiệm cho Việt Nam/Phan Hoài Nam, năm 2017, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 06
- Yêu cầu về “mối liên hệ gắn bó” trong thoả thuận chọn luật theo pháp luật một số nước và những nội dung có thể tham khảo/Phan Hoài Nam, năm 2017, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 12
- Về một số quy định liên quan đến thỏa thuận lựa chọn tòa án trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015/Phan Hoài Nam, năm 2017, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10
- Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tố nước ngoài tại Toà án theo pháp luật Việt Nam và các nước/Phan Hoài Nam – Võ Trung Tín, năm 2017, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 8.
- Thẩm quyền của toà án Singapore trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài/Phan Hoài Nam, năm 2018, Tạp chí Toà án nhân dân, số 24
- Vấn đề gia nhập Công ước Hague 2005 về Thoả thuận lựa chọn Toà án của Liên minh Châu Âu – một số kinh nghiệm cho Việt Nam/Phan Hoài Nam – Thomas Hoffmann, năm 2018, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 08.
- Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài khi bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam, năm 2019, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12
- Học thuyết về mối liên hệ gắn bó nhất trong Tư pháp quốc tế EU và một số nước – kinh nghiệm cho Việt Nam, năm 2020, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, số 7-8
- Thẩm quyền của toà án Việt Nam đối với các hợp đồng có yếu tố nước ngoài/Phan Hoài Nam – Đỗ Văn Đại, năm 2011, Hội thảo khoa học kỷ niệm 15 năm thành lập trường,
- Kinh nghiệm tiếp nhận những lợi ích từ hoạt động của các dự án hỗ trợ phát triển giáo dục tại Việt Nam – từ thực tiễn của dự án SIDA tại Trường ĐH Luật Tp.HCM/Phan Hoài Nam – Huỳnh Thị Thu Trang, năm 2011, Hội thảo quốc tế về “Kinh nghiệm sư phạm và sự thay đổi” tại Ninh Bình
- An toàn thực phẩm và Tư pháp quốc tế: Giải quyết tranh chấp dựa trên hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm/Phan Hoài Nam – Trần Thị Bảo Nga, năm 2016, Hội thảo cấp trường
- Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tố nước ngoài tại Toà án theo pháp luật Việt Nam và các nước/Phan Hoài Nam, năm 2017, Hội thảo quốc tế tại Trường Đại học Luật Tp.HCM
|