Đề cương môn Hàng không dân dụng quốc tế

TRƯỜNG ĐẠI HOC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

 

 

 

 

GV xây dựng hồ sơ: Ths. Nguyễn Thị Vân Huyền

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ Chí Minh, 2013

 

 

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

 

  1. 1.1.Thông tin chung về môn học

    -                    Tên môn học:           LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ

    -                    Số tín chỉ:               02

    -                    Là môn học:             Bắt buộc

    -                    Tự chọn

    Nội dung môn học được chia thành 3 phần:

    -        Phần lý thuyết

    -        Phần thực hành,seminar

    -        Phần tự họctự nghiên cứu

  2. 1.2.Tóm tắt nội dung của môn họ:

    -                    Khái niệm, sự hình thành luật hàng không dân dụng quốc tế: định nghĩa, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển, vai trò của luật hàng không dân dụng quốc tế.

    -                    Các nguyên tắc của luật hàng không dân dụng quốc tế

    -                    Nguồn của luật hàng không dân dụng quốc tế

    -                    Quy chế pháp lý của vùng trời, phương tiện bay, phi hành đoàn

    -                    Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO): mục đích hoạt động, lĩnh vực chuyên môn, cơ cấu tổ chức và vai trò của ICAO đối với sự phát triển của ngành hàng không dân dụng quốc tế

    -                    Khái quát về vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế: khái niệm, đặc điểm, các thuật ngữ thông dụng trong vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế.

    -                    Các thương quyền trong vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế: khái niệm, điều kiện khai thác các thương quyền, thẩm quyền cấp thương quyền, nội dung cơ bản và vai trò, ý nghĩa của các thương quyển

    -                    Chế độ pháp lý các chuyến bay quốc tế: chuyến bay quốc tế định kỳ và chuyến bay quốc tế không định kỳ

    -                    Chứng từ vận chuyển: vé hành khách, vé hành lý, vận đơn hàng không

    -                    Quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển, của hành khách, của người gửi hàng, người nhận hàng

    -                    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế: Phạm vi bồi thường, cơ sở xác định trách nhiệm, các căn cứ miễn trách, giới hạn bồi thường thiệt hại về người, về hành lý về hàng hóa theo quy định của các công ước về vận chuyển hàng không dân dụng

    -                    Giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong luật hàng không dân dụng quốc tế: các quy định về khiếu nại, khởi kiện và quyền tài phán dân sự của các quốc gia liên quan.

    -                    Giới thiệu khái quát các công ước liên quan đến an ninh hàng không: Công ước Tokyo 1963, Công ước Lahay 1970, Công ước Montreal 1971

    -                    Các hành vi đe dọa đến an ninh hàng không: cơ sở pháp lý, các yếu tố cấu thành

    -                    Thẩm quyền tài phán hình sự của các quốc gia đối với tội phạm hành vi đe dọa đến an ninh hàng không

    -                    Vấn đề định danh tội phạm an ninh hàng không và các quy định về an ninh hàng không của pháp luật Việt Nam.

     

  3. 1.3.NỘI DUNG CHI TIẾT

    Tuần 1.        Bài 1:  Khái quát về Luật hàng không dân dụng quốc tế

    1.1.                       Khái niệm

    1.1.1.    Lịch sử hình thành và phát triển của ngành hàng không dân dụng quốc tế

    1.1.2.    Định nghĩa luật hàng không dân dụng quốc tế

    1.1.3.    Đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh

    1.1.4.    Phương pháp điều chỉnh

    1.1.5.    Đặc điểm của luật hàng không dân dụng quốc tế

    1.2                            Các nguyên tắc của luật hàng không dân dụng quốc tế

    1.2.1       Nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn riêng biệt của quốc gia đối với không phận của mình

    1.2.2       Nguyên tắc tự do trên không phận quốc tế

    1.2.3       Nguyên tắc các quốc gia bình đẳng trong hoạt động hàng không dân dụng quốc tế

    1.2.4       Nguyên tắc đảm bảo an ninh cho hoạt động hàng không dân dụng quốc tế

    1.2.5       Nguyên tắc chống ô nhiễm không gian

    Tuần 2.          Khái quát về Luật hàng không dân dụng quốc tế (tiếp)

    1.3Nguồn của luật Hàng không dân dụng quốc tế

    1.3.1       Công ước Chicago 1944 về Luật hàng không dân dụng quốc tê

    1.3.2       Các điều ước quốc tế về lĩnh vực dân sự hàng không quốc tế

    1.3.3       Các điều ước quốc tế về lĩnh vực an ninh hàng không

    1.3.4       Nguồn bổ trợ của Luật hàng không dân dụng quốc tế

    1.4Quy chế pháp lý vùng trời, phương tiện bay và phi hàng đoàn

    1.4.1       Quy chế pháp lý vùng trời

    1.4.1.1Định nghĩa vùng trời

    1.4.1.2Quy chế pháp lý vùng trời quốc gia

    1.4.1.3Quy chế pháp lý vùng trời quốc tế

    1.4.1.4Vùng thông báo bay (FIR) và trách nhiệm của các quốc gia

    1.4.2       Quy chế pháp lý của phương tiện bay

    1.4.2.1Định nghĩa phương tiện bay

    1.4.2.2Các vấn đề pháp lý về đăng ký quốc tịch của phương tiện bay

    1.4.2.3Điều kiện bay của phương tiện bay

    1.4.3       Địa vị pháp lý của phi hành đoàn

    1.4.3.1Định nghĩa phi hành đoàn

    1.4.3.2Quyền và nghĩa vụ của phi hành đoàn

    1.4.3.3Quyền và nghĩa vụ của người chỉ huy tàu bay

    Tuần 3:          Thảo luận

    Tuần 4: Khái quát về Luật hàng không dân dụng quốc tế (tiếp)

    1.5Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO

    1.5.1       Khái quát về ICAO

    1.5.2       Mục đích hoạt động của ICAO

    1.5.3       Phạm vi hoạt động của ICAO

    1.5.4       Cơ cấu tổ chức của ICAO

    1.5.4.1Đại hội đồng ICAO

    1.5.4.2Hội đồng ICAO

    1.5.4.3Ủy ban không lưu

    1.5.5       Vai trò của ICAO đối sự phát triển của ngành hàng không dân dụng quốc tế

     

    Tuần 5:        Thảo luận

    Tuần 6: Bài 2 Vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế

    2.1Khái niệm vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế

    2.1.1       Định nghĩa vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế

    2.1.2       Đặc điểm của vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế

    2.1.3       Các thuật ngữ phổ biến sử dụng trong vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế

    2.2Các thương quyền trong vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế

    2.2.1       Khái niệm các thương quyền trong vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế

    2.2.2       Điều kiện khai thác các thương quyền

    2.2.3       Thẩm quyền cấp thương quyền

    Tuần 7 :        Vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế (tiếp)

    2.2.4       Nội dung các thương quyền trong vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế (thương quyền 1-8)

    Tuần 8: Thảo luận

    Tuần 9: Vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế (tiếp)

    2.3Chế độ pháp lý các chuyến bay quốc tế

    2.3.1       Các chuyến bay quốc tế định kỳ

    2.3.2       Các chuyến bay quốc tế không định kỳ

    2.4Chứng từ vận chuyển trong vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế

    2.4.1       Khái niệm chứng từ vận chuyển

    2.4.2       Vé hành khách

    2.4.3       Vé hành lý

    2.4.4       Vận đơn hàng không

    Tuần 10:          Vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế (tiếp)

    2.5Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế

    2.5.1       Quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển

    2.5.2       Quyền và nghĩa vụ của hành khách

    2.5.3       Quyền và nghĩa vụ của người gửi hàng

    2.5.4       Quyền và nghĩa vụ của người nhận hàng

    2.6Trách nhiệm bồi thường trong vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế

    2.6.1       Phạm vi các loại hình thiệt hại trong vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế

    2.6.2       Cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển

    2.6.3       Các căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vận chuyển hàng không

    2.6.4       Giới hạn bồi thường thiệt hại đối với hành khách, hành lý, hàng hóa và người thứ ba dưới mặt đất

    Tuần 11:          Thảo luận

    Tuần 12: Vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế  (tiếp)

    2.7Giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế

    2.7.1       Thủ tục khiếu nại

    2.7.2       Khởi kiện

    2.7.3       Quyền tài phán dân sự của các quốc gia

    Tuần 13 :         Bài 3: An ninh hàng không  

    3.1 Khái quát về các điều ước quốc tế liên quan đến an ninh hàng không

    3.2 Các hành vi đe dọa đến an ninh hàng không

    3.3 Thẩm quyền tài phán của các quốc gia đối với tội phạm xâm phạm an ninh hàng không

    3.4 Vấn đề định danh tội phạm an ninh hàng không và các quy định về an ninh hàng không của pháp luật Việt Nam

    Tuần 14: thảo luận

    Tuần 15 :        Ôn tập – kiểm tra

     

  4. 1.4.CÂU HỎI THẢO LUẬN
    1. 1.Chứng minh Luật Hàng không dân dụng quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế và có xu hướng phát triển ngày càng tiến bộ gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không.
    2. 2.Căn cứ vào các quy định của Công ước Chicago 1944 và các quy định trong văn bản pháp luật quốc gia (Tuyên bố của nước CHXHCNVN về vùng trời của Việt Nam ngày 5 tháng 6 năm 1984, Luật Hàng không dân dụng VN năm 2006), chứng minh vùng trời Việt Nam thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của Việt Nam.
    3. 3.Sưu tầm một số vụ máy bay nước ngoài xâm phạm vùng trời của các quốc gia và cho biết cách thức xử lý của quốc gia đó có phù hợp với Công ước Chicago 1944 không?
    4. 4.Nguyên tắc chống ô nhiễm không gian được thực hiện như thế nào thông qua các quy định của pháp luật Việt Nam
    5. 5.Vai trò của vùng thông báo bay (FIR) là gì? Có ý kiến cho rằng căn cứ vào tầm kiểm soát của vùng thông báo bay, các quốc gia gián tiếp xác định được độ cao vùng trời của mình, ý kiến của các anh chị về vấn đề này thế nào
    6. 6.Tìm hiểu về tổ chức IATA (Hiệp hội các hãng vận tải hàng không quốc tế) và so sánh tổ chức này với Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) về mục đích hoạt động, phạm vi hoạt động, cơ cấu tổ chức và vai trò đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không
    7. 7.Phân tích mối quan hệ giữa tổ chức hàng không dân dụng quốc tế với Liên Hợp Quốc
    8. 8.Dựa vào các quy định của Luật Hàng không dân dụng VN năm 2006, trình bày thủ tục đăng ký quốc tịch cho tàu bay tại Việt Nam.
    9. 9.Tìm hiểu các quy định về đào tạo nhân viên hàng không và tóm tắt các điều kiện cơ bản để trở thành nhân viên hàng không (thành viên tổ lái, tiếp viên hàng không và nhân viên an ninh) theo quy định của pháp luật Việt Nam. (Quyết định 19/2007. Thông tư 11/2011 của Bộ GTVT

      10.Trình bày thẩm quyền và thủ tục cấp phép bay theo quy định của pháp luật Việt Nam (Nghị định 94/2007)

      11.Hãy cho biết quan điểm của anh (chị) về việc cấp phép cho các hãng không nước nước ngoài khai thác các đường bay nội địa của Việt Nam

      12.Nêu và phân tích tầm quan trọng của ngành vận chuyển hàng không trong bối cảnh quốc tế hiện nay

  5. 13.

    14.Tìm hiểu nghĩa vụ của các quốc gia thành viên ICAO trong các trường hợp xảy ra tai nạn/tấn công hàng không

    15.Trình bày những thành tựu mà tổ chức hàng không dân dụng đạt được trong các lĩnh vực hoạt động của mình (lĩnh vực pháp luật và lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật)

    16.Phân tích đặc điểm của ngành vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế và qua đó liên hệ đến tình hình phát triển của ngành vận tải hàng không dân dụng của Việt Nam

    17.Phân tích vai trò, ý nghĩa của các thương quyền trong vận chuyển hàng không dân dụng và cho biết trong số các thương quyền đó, những thương quyền nào có ý nghĩa quyết định đến hoạt động của ngành vận tải hàng không dân dụng quốc tế? Việt Nam nên dành cho các hãng hàng không nước ngoài được hưởng thương quyền nào?

    18.Tìm hiểu điều lệ vận chuyển của các hãng hàng không của Việt Nam và giới thiệu các thủ tục cần thiết và các điểm cần lưu ý khi sử dụng dịch vụ của các hãng hàng không

    19.Nếu bạn là một hành khách đi trên chuyến bay của hãng hàng không Vietnamairlines và bị thiệt hại về sức khỏe, hành lý… dựa vào các quy định của Luật hàng không dân dụng VN và Điều lệ vận chuyển của hãng này, hãy trình bày trình tự thủ tục khiếu nại và khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại và cho biết mức tối đa có thể được bồi thường thiệt hại là bao nhiêu

    20.Tìm một vụ việc liên quan đến bồi thường thiệt do vận chuyển hàng không dân dụng gây ra (ở Việt Nam hoặc thế giới) và phân tích vụ việc này ở khía cạnh pháp lý dựa trên các kiến thức đã học về luật HKDDQT.

    21.So sánh sự giống và khác nhau giữa thương quyền 5, 6,7. Lấy ví dụ minh họa.

    22.Phân tích vai trò, ý nghĩa của các thương quyền trong vận chuyển hàng không dân dụng và cho biết trong số các thương quyền đó, những thương quyền nào có ý nghĩa quyết định đến hoạt động của ngành vận tải hàng không dân dụng quốc tế? Việt Nam nên dành cho các hãng hàng không nước ngoài được hưởng thương quyền nào?

    23.Dựa trên điều lệ vận chuyển của một hãng hàng không nào đó, hãy tư vấn cho hành khách các thủ tục cần thiết và các điểm cần lưu ý khi sử dụng dịch vụ của hãng hàng không

    24.Nếu bạn là một hành khách đi trên chuyến bay của hãng hàng không Vietnamairlines và bị thiệt hại về sức khỏe, hành lý… dựa vào các quy định của Luật hàng không dân dụng VN và Điều lệ vận chuyển của hãng này, hãy trình bày trình tự thủ tục khiếu nại và khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại và cho biết mức tối đa có thể được bồi thường thiệt hại là bao nhiêu?

    25.Tìm một vụ việc liên quan đến bồi thường thiệt do vận chuyển hàng không dân dụng gây ra (ở Việt Nam hoặc thế giới) và phân tích vụ việc này ở khía cạnh pháp lý dựa trên các kiến thức đã học về luật HKDDQT.

    26.Nêu và phân tích thẩm quyền tài phán trong công ước vasava 1929 và Nghị định thư La Haye 1955

    27.Trình bày hiểu biết của anh chị về vé hành khách, vé hành lý và vận đơn hàng không;

    28.Phân tích những đặc điểm cơ bản của vận chuyển quốc tế và qua đó phân biệt vận chuyển quốc tế với vận chuyển quốc nội;

    29.Trình bày lịch sử hình thành và phương thức áp dụng quyền rút vốn đặc biệt SDRs (Special Drawing Rights);

    30.Hãy phân tích trách nhiệm của người vận chuyển theo công ước vasava 1929, Nghị định thư La Haye 1955 và so sánh với Luật HKDDVN

    31.Phân tích thẩm quyền giải quyết của Toà án Việt Nam đối với tranh chấp trong vận chuyển hàng không quốc tế. 

     

  6. 1.5.HỌC LIỆU

    4.1.           Bắt buộc:

    4.1.1.     Công ước Chicago 1944 về Luật hàng không dân dụng quốc tế

    4.1.2.     Công ước Vasava 12/10/1929 về thống nhất các quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế 

    4.1.3.     Nghị định thư Lahay bổ sung Công ước Vasava ngày 20/9/1955

    4.1.4.     Công ước  Roma 1952 về bồi thường thiệt hại cho người thứ ba dưới mặt đất

    4.1.5.     Công ước  Guadalajara ( Mehico)1961

    4.1.6.     Nghị định thư  Goantemala 1971 ( Goantemala)

    4.1.7.     Nghị định thư Montreal 1975 sửa đổi bổ sung Công ước  Vasava và Nghị  định thư Lahay 1955.

    4.1.8.     Nghị định thư Montreal 30/9/1977  về việc sửa đổi Công ước  Chicago 1944 

    4.1.9.     Công ước về công nhận  quốc tế các quyền đối với tàu bay, ký tại Geneve ngày 19/6/1948. 

    4.1.10.Công ước Montréal 28/5/1999 về thống nhất một số quy tắc về vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế

    4.1.11.Công ước  Tokyo 14/9/1963 về các hành vi phạm tội và các hành vi khác thực hiện trên máy bay.

    4.1.12.Công ước  Lahay 16/12/1970 nhằm ngăn chặn việc chiếm giữ bất hợp pháp máy bay.

    4.1.13.Công ước  Montreal 23/9/1971 nhằm ngăn chặn những hành động bất hợp pháp chống lại an toàn hoạt động hàng không dân dụng.

    4.1.14.Nghị định thư bổ sung Công ước  Montreal 1971 năm 1988

    4.1.15.Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006

    4.1.16.Bộ luật hình sự Việt Nam 2009

    4.1.17.Tuyên bố năm 1984 về vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam

    4.1.18.Giáo trình Công pháp quốc tế - ĐH Luật TPHCM 2013

    4.2.           Tham khảo:

    * Một số website:

    https://www.caa.gov.vn/

    https://www.icao.int/Pages/default.aspx

    https://www.iata.org/Pages/default.aspx

     

  7. 1.6.Hình thức kiểm tra đánh giá môn học

Hình thức

Tỉ lệ

Bài tập cá nhân/2 tuần

10%

Bài tập nhóm/tháng

10%

Bài kiểm tra giữa kỳ

15%

Bài tập lớn học kỳ

15%

Thi cuối kỳ

50%

 

Người xây dựng chương trình

Ths. Nguyễn Thị Vân Huyền

 

 

--%>
Top